Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Trí thức hải ngoại quan ngại về mối đe dọa từ Trung Quốc

World Bank 31-08-2011
 
Khoảng 36 nhân sỹ trí thức hải ngoại đã gửi một bức thư ngỏ cho giới lãnh đạo Việt Nam, bày tỏ các mối lo ngại về sự đe dọa của Trung Quốc với chủ quyền của đất nước.
Trong bức thư gửi tới chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, thủ tướng, tổng bí thư đảng cộng sản và bộ chính trị, và chánh án tòa án tối cao, các nhà khoa học nổi tiếng và các nhà hoạt động xã hội đã thúc giục lãnh đạo đất nước thay đổi chính sách để bảo vệ đất nước một cách hiệu quả, và tránh lệ thuộc vào một nước Trung Quốc độc đoán.
Những người ký tên trong thư ngỏ là những người làm việc trong các viện nghiên cứu, các trường đại học và các tổ chức hàng đầu ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Anh, và Thụy Sĩ, đã thúc giục lãnh đạo Việt Nam hiện nay xem xét lại mối quan hệ Việt – Trung và tiến hành các phương cách mới để tránh rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc.
Việt Nam nên công khai lập trường của mình và các quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảoTrường Sa trên biển Ðông, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt xâm phạm chủ quyền Việt Nam, cũng như yêu cầu nước công sản khổng lồ giải quyết các tranh chấp lãnh thổ dựa trên Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), các nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội hàng đầu thế giới đã nói.
Việt Nam nên thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với các thành viên khác trong khu vực ASEAN và các nước khác trên thế giới để cùng bác bỏ bản đồ chín-đoạn hay bản đồ hình chữ U bất hợp pháp của Trung Quốc trên  biển Ðông, những người này nói thêm. Việt Nam nên đề xuất đổi tên Biển Nam Trung Hoa thành Biển Ðông để tránh hiểu lầm.
Các nhân sỹ cũng đã thúc giục lãnh đạo đất nước thay đổi Hiến pháp theo hướng đẩy mạnh dân chủ theo các tiêu chuẩn quốc tế vì lợi ích cho sự phát triển đất nước.
Họ cũng đã yêu cầu Việt Nam thả những người bất đồng chính trị ôn hòa và các nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo cùng với việc cải tổ hệ thống tư pháp để có khả năng chống lại tham nhũng lan tràn khắp đất nước cộng sản nàỵ.
Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc, đất nước vốn sử dụng học thuyết cộng sản để chi phối giới lãnh đạo Hà Nội, các nhà khoa học và các nhà hoạt động xã hội cảnh báo.
Họ nói tất cả những người Việt Nam hãy quên sự khác biệt chính trị và hãy đoàn kết để vượt qua khó khăn nhằm bảo vệ chủ quyền và bản sắc của đất nước, bất kể quan điểm chính trị, tôn giáọ.
Nhiều nhà quan sát trong nước tỏ ra nghi ngờ về việc bản kiến nghị sẽ được lãnh đạo đất nước lắng nghe.
Cù Huy Hà Vũ, một chuyên gia pháp lý, được đào tạo ở Pháp, đã bị chính quyền Việt Nam bỏ tù hồi tháng Tư, do ông ấy viết các kiến nghị tương tự như vậy gửi lãnh đạo đất nước.
Giới lãnh đạo Việt Nam đã im lặng trước các kiến nghị phản đối dự án khai thác boxit ở cao nguyên Trung phần của nhiều cựu quan chức cao cấp, gồm vị tướng nổi tiếng Võ Nguyên Giáp, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Giáo sư Chu Hảo và Giáo sư Ðặng Hùng Võ.
Công trình này đã đặt ra mối đe dọa cho vấn đề an ninh và môi trường của đất nước, do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện, đã đưa hàng chục ngàn lao động Trung Quốc đến công trường.
Đáng chú ý là Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) vốn có ảnh hưởng và đã hoạt động như một tổ chức nghiên cứu (think-tank) đầu tiên của đất nước đã buộc phải giải tán vào năm 2009, sau khi chính quyền công bố Quyết định số 97 cấm các kiến nghị tập thể như vậy.
Ước tính có khoảng 4 triệu người Việt hải ngoại trên thế giới, trong đó có khoảng 3 triệu người ở Mỹ.
Hằng năm, Việt Nam nhận được khoảng từ 7 tỷ đến 8 tỷ đô la kiều hối từ họ gửi về.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành các chính sách mời gọi trí thức hải ngoại đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Tuy vậy, số lượng những người trở về để cống hiến cho quê hương vẫn không đáng kể. Ðiều này được cho là “các chính sách không rõ ràng” và một số có thể “không tin” [chính quyền].

Nguyễn Trùng Dương dịch
Nguồn : Basamnews

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét